Tăng cường kỹ năng soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong cơ quan Ủy ban Dân tộc

02:47 PM 12/12/2011 |   Lượt xem: 960 |   In bài viết | 
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo viên trình bày "Kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật" và "Các vấn đề cơ bản cần chú ý trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng báo cáo tác động pháp luật, soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản". Theo đó, để nâng cao kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, cần xác định rõ: Vấn đề cần giải quyết là gì? Ảnh hưởng của vấn đề này đến con người, xã hội, môi trường...? Nguyên nhân của vấn đề này, nguyên nhân chủ quan, khách quan? Các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân đã tác động đến vấn đề đó như thế nào? Phải chứng minh cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Cân nhắc sự cần thiết ban hành, nếu đã có văn bản qui phạm pháp luật liên quan rồi thì tại sao vấn đề đó không hiệu quả, do tính pháp lý chưa cao hay do xung đột giữa các văn bản qui phạm pháp luật...? Kiến nghị cách giải quyết vấn đề; Phân tích các chính sách cụ thể cần đặt ra trong văn bản qui phạm pháp luật, trong đó phải chỉ ra nguyên nhân tại sao lại ban hành chính sách đó, ứng với nguyên nhân đó thì đưa ra chính sách gì để khắc phục hạn chế? Quy định cụ thể trách nhiệm cho cơ quan quản lý nhà nước, đoàn thể, cá nhân và đặt ra các chế tài đảm bảo hiệu quả.

Về các vấn đề cơ bản cần chú ý trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng báo cáo tác động pháp luật; soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản cần nêu bật được các nội dung sau đây: - Thứ nhất, nêu bật được sự cần thiết phải ban hành văn bản. Có thể văn bản đó nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, có thể là nhằm qui định chi tiết thi hành văn bản qui phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn, hoặc để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, giải quyết các vấn đề đặt ra của xã hội mà pháp luật hiện hành chưa qui định.... - Thứ hai, cần xác định rõ đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản - Thứ ba, yêu cầu về sự phù hợp của nội dung dự án, dự thảo với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Đó chính là sự phù hợp với các văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng, sự phù hợp với yêu cầu mới mà thực tiễn đặt ra đòi hỏi phải có văn bản đó... - Thứ tư, văn bản cần đảm bảo yêu cầu về tính hợp hiến, hợp pháp với hệ thống pháp luật của nhà nước CHXHCN Việt Nam, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên - Thứ năm, cần phải chứng minh được tính khả thi của dự thảo đó - Thứ sáu, chú ý ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản phải khoa học, hợp lý; ngôn ngữ cần đơn giản, dễ hiểu, thống nhất các thuật ngữ chuyên môn trong hệ thống văn bản và tuân theo thể thức văn bản quy phạm pháp luật...

Trong trường hợp vấn đề dự thảo còn có những ý kiến trái chiều hoặc còn cần phải xin thêm ý kiến, phải thể hiện rõ từng quan điểm về từng vấn đề và có lâp luận rõ ràng.

Qua Hội nghị tập huấn, các đại biểu đã có những am hiểu sâu sắc hơn về các kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, các qui trình xây dựng các đề án, chính sách trong thực hiện công tác dân tộc.

 

[T.V.T]

Tin khác

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số lượt truy cập hiện tại: 1253

Tổng số truy cập: 4809700